KINH NGHIỆM MỞ XƯỞNG MAY THÊU VI TÍNH
Kinh nghiệm mở xưởng thêu vi tính và tìm đơn vị cung cấp máy thêu uy tín tại HCM và HNNhu cầu may mặc ngày nay ngày càng cao, và bạn cũng đang muốn mở một xưởng may thêu vi tính với mục đích vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa giúp bạn tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên để xưởng may thêu vi tính thành công, bạn sẽ cần một số kinh nghiệm đấy.
Nên đăng ký hộ kinh doanh thể hay thành lập công ty may thêu vi tính
Dựa vào quy mô, lộ trình, tập khách hàng của xưởng may thêu bạn nên xem xét lựa chọn nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay đăng ký doanh nghiệp. Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định.
Hộ kinh doanh cá thể
Đăng ký hình thức này chỉ cần đến UBND Quận nơi đăng ký kinh doanh từ 3 đến 7 ngày là sẻ được cấp giấy phép, phù hợp với những người muốn làm ăn với quy mô nhỏ lẻ, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai. Chế độ nghiệp vụ kế toán khá gọn lẹ và đơn giản, không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên nhược điểm khi đăng ký kiểu này không có tư cách pháp nhân, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước tài sản của mình.
Bạn ít tạo được lòng tin của khách hàng, bước đầu tìm kiếm khách hàng khá khó khăn. Bạn cũng sẽ bị hạn chế số lượng người lao động chỉ được sử dụng dưới 10 người. Ngoài ta, xưởng may nhỏ của bạn chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm trên địa bàn cả nước, không thể mở thêm các đơn vị phụ thuộc nào khác.
Mô hình công ty
Nếu đăng ký theo mô hình công ty thì bạn có hoặc không có tư cách pháp nhân. Bạn thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc tạo dựng lòng tin với khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Ưu điểm nữa là bạn được tự do sử dụng lao động mà không bị hạn chế số người như hình thức đăng ký kinh doanh cá thể.
Đăng ký công ty bạn không cần giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh được thành lập tại các đơn vị phụ thuộc. Tuy nhiên chế độ kế toán phức tạp, khó khăn cho những người mới đầu khởi nghiệp vì chưa có nhiều nghiệp vụ kế toán.
Vậy nếu bạn mở xưởng may thêu chỉ để phục vụ cho người dân, không cần xuất nhiều hóa đơn GTGT cũng như không ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thì nên chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể để không cần thủ tục phức tạp. Ngược lại nếu muốn mở rộng cơ sở xưởng may thêu trong tương lai và hợp tác với công ty, doanh nghiệp khác thì bạn nên chọn hình thức đăng ký mô hình công ty.
Mở xưởng may thêu vi tính gia công cần chuẩn bị những gì?
Khi đã xác định mục tiêu kinh doanh và lựa chọn hình thức đăng ký cơ sở may thêu vi tính mặc của mình theo hình thức cá thể hay công ty, bạn cần đáp ứng đầy đủ những yếu tố sau trước khi tiến hành đi vào hoạt động chính thức:
Nguồn hàng đảm bảo
Xưởng may thêu của bạn dù lớn hay nhỏ đều cần có nguồn hàng đảm bảo và ổn định. Có như vậy mới không bị lãng phí nhân công và mang đến lợi nhuận cho bạn. Bạn có thể tìm các nguồn khách hàng là các chợ đầu mối, shop thời trang lớn nhỏ khác nhau hoặc người bán hàng online.
Mở rộng hơn bạn có thể tìm đối tác là các công ty kinh doanh quần áo có nhu cầu nhập hàng có sẵn… Nếu không có nguồn để bỏ hàng ổn định bạn sẽ bị hao phí về nhân công, thời gian, tiền bạc khiến việc kinh doanh có nguy cơ bị lỗ nặng.
Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng
Nguồn nhân lực chất lượng cũng là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của bạn. Nên chọn nhân công được đào tạo kỹ lưỡng, có tâm với khi làm việc để hạn chế những sai xót trong quá trình gia công. Cân nhắc mức lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để nhân công làm việc lâu dài, tránh nhảy việc lại phải tìm người mới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc của mình.
Mặt bằng
Bạn cũng cần quan tâm đến mặt bằng mở xưởng may. Nếu xưởng may thêu vi tính mới và chưa có vốn nhiều bạn nên thuê mặt bằng nhỏ lắp đặt khoảng 15-20 máy có đủ các loại máy như vắt khổ, bàn ủi, kansai… Và cần có cả kho chứa hàng chứa đủ lượng hàng như dự kiến. Máy thêu thì nên mua máy thêu vi tính chính hãng, máy thêu tajima các model như máy thêu tfgn, máy thêu TFGN, máy thêu vi tính đã qua sử dụng
Máy móc, thiết bị gia công thêu vi tính trên quần áo
Bạn cần tham khảo các thiết bị máy móc, máy thêu vi tính mới nhất, hiện đại nhất để việc gia công quần áo của xưởng hoạt động tốt hơn. Ngoài ra cũng nên cân nhắc mức giá, nếu vốn của bạn hơi eo hẹp thì có thể chọn mua lại máy cũ nhưng phải đảm bảo là còn sử dụng tốt.
Vốn
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần chuẩn bị sẵn sàng khi mở xưởng may dự kiến từ 200 triệu đến 1 tỷ vnđ. Ngoài ra bạn cần để một khoảng tiền trống để dự phòng, vì có những đơn hàng may, đơn hàng thêu vi tính, giao cho khách nhưng chưa thể nhận tiền ngay mà phải đợi một thời gian sau đó mới có thể nhận được. Vậy nên bạn cần xác định nguồn vốn của mình như thế nào, nếu vốn quá ít thì ban đầu chỉ nên mở xưởng với 3-5 người làm, đến khi nào vốn dư giả hơn thì mới nên mở rộng quy mô.
Kinh nghiệm quản lý
Bạn cũng cần có kinh nghiệm quản lý tốt mới giúp xưởng may thêu hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì nên thuê thêm người quản lý vì việc quản lý nhân công không hề đơn giản. Nếu không thực hiện tốt họ sẽ nhảy việc khi có vị trí khác tốt hơn đấy.
Tìm người hợp tác mở xưởng may
Việc hợp tác kinh doanh là điều rất có lợi cho những starup, người mới bắt đầu kinh doanh và cả những người kinh nghiệm lâu năm. Hợp góp vốn cùng kinh doanh sẽ có những ưu và nhược
Ưu điểm:
- Thêm nhân lực, thêm tài chính
- Giảm rủi ro
- Mở rộng ý tưởng….
Nhược điểm:
- Nguồn thu ít hơn (có thể)
- Giải quyết được những điểm yếu của bạn
Nếu bạn có xưởng may in thêu vi tính thì nên tìm người có kiến thức về kinh doanh thị trường, hoặc người có nguồn vốn đầu tư. Không nên hợp tác với 2 người cùng mạnh 1 thứ. Thì chắc chắn bạn sẻ năm trong tay thành công.